Skip to content
-

Sản xuất và lắp đặt biển báo chỉ dẫn giao thông tại Hà Nội

Sản xuất và lắp đặt biển báo chỉ dẫn giao thông tại Hà Nội

Quảng Cáo Lạc Việt là đơn vị chuyên sản xuất các loại biển hiệu, biển báo chỉ dẫn giao thông. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã thi công lắp đặt các hệ thống biển báo chỉ dẫn giao thông cho nhiều dự án lớn.

Biển chỉ dẫn là một loại biển báo giao thông quan trọng có hình dạng chữ nhật hoặc vuông, thường có nền màu xanh lam. Chúng cung cấp thông tin hướng dẫn cho người điều khiển phương tiện hoặc người sử dụng đường biết định hướng hoặc các thông tin hữu ích khác trong quá trình di chuyển. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị sản xuất biển chỉ dẫn giao thông uy tín thì Lạc Việt là một trong những lựa chọn tối ưu. Cùng tham khảo dịch vụ sản xuất biển chỉ dẫn giao thông  tại Lạc Việt.

1. Công dụng của biển chỉ dẫn giao thông

Biển báo chỉ dẫn giao thông có giá trị hiệu lực trên tất cả các làn đường một chiều xe chạy với công dụng như sau:

  • Chỉ dẫn đường đi hoặc cung cấp thông tin cần thiết khi di chuyển trên đường.
  • Hướng dẫn người tham gia giao thông nhận biết các địa điểm, hướng đi cụ thể trên tuyến đường.
  • Biển báo chỉ dẫn giao thông có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
bien bao giao thông đỗ xe
Biển báo giao thông về nơi đỗ xe

2. Dịch vụ làm biển chỉ dẫn giao thông đạt chuẩn tại Lạc Việt

Quảng Cáo Lạc Việt là đơn vị chuyên sản xuất trọn gói biển báo chỉ dẫn từ khâu thiết kế – gia công – lắp đặt tận nơi. Chúng tôi cam kết sử dụng vật liệu chất lượng cao như tôn mạ kẽm, hợp kim nhôm, nhựa đúc Mica hoặc các chất liệu khác theo yêu cầu của khách hàng kết hợp với màng phản quang 3M nhập khẩu từ Mỹ. 

Tất cả biển báo đều đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn 41:2019 của Bộ GTVT cũng như cung cấp nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng

  • Miễn phí chỉnh sửa và tư vấn chọn vật liệu, màu sắc và thiết kế phù hợp.
  • Hỗ trợ giao hàng trong thành phố Hà Nội và các tỉnh liên quan.
  • Hỗ trợ đội trả 1 - 1 nếu sản phẩm phát sinh lỗi từ phía nhà sản xuất.
  • Giá thành hợp lý khi Lạc Việt là một trong nơi làm biển chỉ dẫn giao thông giá rẻ nhưng chất lượng tại Hà Nội. 

Ngoài ra, Lạc Việt còn nhận gia công biển báo giao thông theo yêu cầu với số lượng linh hoạt từ một biển cho đến số lượng lớn của cho các công trình xây dựng, khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy hoặc các dự án giao thông trọng điểm. Dù đơn hàng nhỏ hay lớn, chúng tôi luôn đảm bảo tiến độ sản xuất, chất lượng thi công và thời gian lắp đặt đúng cam kết.

biển báo giao thông cấm vào
Biển báo giao thông cấm vào

3. Quy trình thi công biển chỉ dẫn giao thông tại Lạc Việt

Quy trình sản xuất biển báo chỉ dẫn giao thông tại Lạc Việt được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất biển báo giao thông bao gồm:

  • Chuẩn bị vật liệu làm biển theo yêu cầu khách hàng.
  • Nền biển sử dụng màng phản quang 3M series 3900 hoặc 3M series 4000 để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Đai liên kết của biển được sản xuất từ tôn để tăng độ cứng và đảm bảo an toàn.
  • Cột biển báo sử dụng thép SS400, SS540 dạng ống tròn với kích thước theo yêu cầu kỹ thuật.

Bước 2: Gia công mặt biển báo

  • Kích thước biển chỉ dẫn giao thông tuân theo các tiêu chuẩn quy định, đòi hỏi sử dụng mắt cắt chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác.
  • Họa tiết trên biển được cắt bằng máy cắt màng phản quang và dán lên mặt biển để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như tuân thủ quy chuẩn của biến chỉ dẫn giao thông.

Bước 3: Gia công cột biển báo

  • Cột biển báo có chiều cao thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu của loại biển báo và khách hàng.
  • Mỗi cột biển báo được hàn bịt đầu để ngăn nước mưa xâm nhập và đảm bảo độ bền của cột.

Bước 4: Phủ lớp chống gỉ

  • Mặt biển sau khi gia công sẽ được mạ kẽm trước khi được dán màng phản quang.
  • Cột biển báo có thể được phủ lớp chống gỉ bằng các phương pháp như mạ kẽm nhúng nóng, sơn trắng – đỏ hoặc dán màng phản quang, tùy thuộc vào yêu cầu từ bản vẽ thiết kế và điều kiện sử dụng.

4. Các vật liệu gia công biển chỉ dẫn giao thông phổ biến

Hiện nay, biển báo chỉ dẫn giao thông được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm và tiêu chuẩn kỹ thuật riêng phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau nên chủ đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước sản xuất biển báo giao thông.

4.1. Biển báo chỉ dẫn giao thông bằng thép mạ kẽm

Thép mạ kẽm là một trong những vật liệu thông dụng được dùng để sản xuất biển chỉ dẫn do có nhiều ưu điểm vượt trội so với nhiều loại chất liệu khác trên thị trường. 

Ưu điểm:

  • Độ bền cao: Thép mạ kẽm được biết đến với độ cứng, khả năng chống va đập và chống ăn mòn cao. Vì vậy, nhiều biển báo được làm từ thép mạ kẽm thường có tuổi thọ cao và khả năng chịu đựng tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Giá thành hợp lý: Thép mạ kẽm có giá thành rẻ hơn, đặc biệt phù hợp với các dự án cần triển khai số lượng lớn biển báo chỉ dẫn giao thông.
  • Tính thẩm mỹ cao: Biển được làm từ thép mạ kẽm có bề mặt phẳng và có độ bóng cao giúp các ký hiệu, chữ viết và màu sắc rõ ràng, dễ nhìn bởi những người điều khiển phương tiện di chuyển.

Nhược điểm:

  • Thép mạ kẽm có trọng lượng khá lớn nên cần phải sử dụng khung kết cấu vững chắc để giữ ổn định và tránh bị đổ khi gặp thời tiết xấu như mưa bão, gió lớn...
  • Không thể tạo ra các biểu tượng và ký tự có độ phức tạp cao do hạn chế của quy trình gia công, dẫn đến việc không thể đáp ứng một số yêu cầu về hình dáng và kích thước của biển báo.
  • Dễ bị ảnh hưởng trong môi trường có tính acid hoặc kiềm cao.

Tiêu chuẩn kỹ thuật:

  • Mặt biển làm từ thép mạ kẽm thường có độ dày từ 1.2 đến 2mm. 
  • Bề mặt được phủ sơn phản quang, in chữ và ký hiệu theo đúng quy chuẩn của Bộ Giao Thông Vận Tải. 
  • Cần đảm bảo độ bền trong điều kiện môi trường môi trường ngoài trời, chịu được ánh nắng, mưa, bụi và các yếu tố khác.

4.2. Biển chỉ dẫn giao thông làm từ hợp kim nhôm

Các biển báo chỉ dẫn giao thông làm từ nhôm rất được ưa chuộng được sử dụng phổ biến tại tuyến đường cao tốc, sân bay hay khu vực có khí hậu khắc nghiệt như ven biển.

Ưu điểm:

  • Chống ăn mòn: Khác với nhiều loại kim loại, nhôm không bị oxi hóa mạnh, duy trì hình dạng và màu sắc sau một thời gian sử dụng phù hợp với các dự án gần vùng biển.
  • Trọng lượng nhẹ: Nhôm tương đối nhẹ nên dễ dàng lắp đặt và vận chuyển.
  • Độ bền và tính thẩm mỹ cao: Bề mặt nhôm dễ gia công, cho phép tạo ra các biển báo chỉ dẫn giao thông có hình dáng chuẩn xác, sắc nét và bắt mắt.

Nhược điểm:

  • Chi phí sản xuất cao hơn so với một số vật liệu khác.
  • Nhôm dễ bị trầy xước và gãy khi chịu va đập mạnh.

Tiêu chuẩn kỹ thuật:

  • Độ dày phổ biến từ 2mm đến 3mm tùy quy mô và vị trí lắp đặt.
  • Bề mặt được phủ lớp phản quang đạt chuẩn quốc gia.
  • Ký hiệu, màu sắc, hình vẽ phải theo quy định về biển chỉ dẫn giao thông đường bộ ban hành bởi Bộ GTVT.

4.3. Biển báo chỉ dẫn giao thông làm bằng nhựa

Các loại nhựa như Mica, PVC, Composite hay ABS đều là những loại vật liệu phổ biến để sản xuất biển chỉ dẫn tạm thời. Loại biển này thường được sử dụng trong các công trình đang thi công, khu vực sửa chữa hoặc phân luồng tạm thời. 

biển báo giao thông
Biển báo giao thông

Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ: Dễ dàng di chuyển, lắp đặt hoặc thay đổi vị trí. 
  • Khả năng chịu thời tiết: Biển báo có khả năng chống lại sự ăn mòn và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ít bị han rỉ.
  • Chi phí thấp: Nhựa là loại vật liệu có giá thành tương đối thấp nên phù hợp nên dễ dàng sản xuất với số lượng lớn hoặc các đơn vị có ngân sách hạn chế.

Nhược điểm:

Nhựa không bền bỉ như thép hoặc nhôm nên có khả năng chịu lực kém hơn so với các vật liệu khác, dễ gặp tình trạng vỡ hoặc hỏng khi va chạm mạnh.

Tiêu chuẩn kỹ thuật:

Không được sử dụng nhựa tái chế mà chỉ được phép dùng nhựa đúc nguyên khối để đảm bảo độ bền trong suốt quá trình sử dụng.
Cần được sơn hoặc dán decal phản quang nhằm dễ phát hiện hơn khi di chuyển trong bóng tối.

5. Ứng dụng của biển chỉ dẫn giao thông trong cuộc sống

Bên cạnh việc sử dụng để làm biển báo trên các tuyến đường thì loại biển này còn được dùng làm biển chỉ dẫn bên ngoài tòa nhà để giúp các phương tiện di chuyển đúng vị trí. 

5.1. Biển chỉ dẫn bãi đỗ xe 

Loại biển chỉ đường này chủ yếu được lắp đặt trong các khu chung cư, tòa nhà văn phòng hoặc trung tâm thương mại với mục đích là hướng dẫn các phương tiện đến khu vực đỗ xe quy định

  • Biểu tượng: Chữ “P” viết hoa và in đậm là viết tắt của Parking (bãi đỗ xe) kết hợp với mũi tên chỉ đường. 
  • Thông tin bổ sung: Một số biển chỉ dẫn giao thông sẽ kèm theo một số thông tin như chiều cao giới hạn của phương tiện, chỗ để xe ở hầm…

5.2. Biển chỉ dẫn điểm dừng đón/trả khách

Đúng như tên gọi, biển báo giao thông này dùng để thông báo cho tài xế xe khách, taxi hoặc xe bus và khách hàng về vị trí đón trả khách hoặc không được đỗ. Loại biển chỉ dẫn này thường xuất hiện tại các trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà ga, sân bay hoặc các khu vực đông người qua lại. 

  • Biểu tượng: Các hình ảnh tượng trưng cho xe taxi hoặc xe buýt.
  • Nội dung biển: Thông báo về khu vực này có cho đỗ hoặc dừng đón khách dưới dạng song ngữ là tiếng anh và tiếng việt. Trong trường hợp xe được dừng thì sẽ có giới hạn thời gian, thường là 1 phút.

5.3. Biển chỉ dẫn khoảng cách và tên địa điểm

Khi di chuyển cách các trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng hay cửa hàng lớn thì nhiều người sẽ thấy các biển thông báo khoảng cách hiện tại đến địa điểm. Nội dung của loại biển chỉ dẫn này thường tương đối đơn giản bao gồm tên địa điểm và ghi chú khoảng cách cần di chuyển.

5.4. Biển chỉ dẫn cảnh báo khu vực 

Trong các trung tâm thương mại hoặc văn phòng kết hợp nhà ở sẽ xuất hiện các biển chỉ dẫn khu vực dành riêng cho cư dân sinh sống ở đây để tránh người ngoài vào và đảm bảo an toàn cho người dân. 

Việc sản xuất biển báo chỉ dẫn giao thông là một quy trình phức tạp đòi hỏi sử dụng vật liệu phù hợp. Với kinh nghiệm nhiều năm và cam kết chất lượng, chúng tôi tự hào là công ty làm biển chỉ dẫn chuyên cung cấp các sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn và hiệu quả trên các tuyến đường.

Quý khách vui lòng liên hệ:

QUẢNG CÁO LẠC VIỆT
Địa chỉ: 34 đường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0987432266

Câu hỏi thường gặp

Theo quy định trong QCVN 41:2019/BGTVT thì biển chỉ dẫn sẽ có những kích thước dưới đây

  • Biển chỉ dẫn nhỏ: 500x700 mm

  • Biển chỉ dẫn trung: 600x900 mm

  • Biển chỉ dẫn lớn (trên cao tốc, quốc lộ): 1200x1800 mm hoặc lớn hơn tùy vị trí.

Tùy vào vị trí và mục đích của biển thì sẽ cần giấy phép. Đối với biển trong khu vực tư nhân như trung tâm thương mại, chung cư… thì chỉ cần phải tuân thủ thiết kế chung. Còn với các vị trí ở mặt đường thì cần xin phép chính quyền địa phương hoặc sở GTVT.

Biển chỉ dẫn hoàn toàn có thể đặt làm riêng như nội dung song ngữ, in logo thương hiệu hoặc màu sắc đồng bộ với logo. 

Để cung cấp báo giá chi tiết thì Lạc Việt sẽ phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây để tính chi phí

  • Kích thước biển

  • Loại vật liệu (có phản quang hay không)

  • Số lượng

  • Địa điểm lắp đặt

5/5 (1 bầu chọn)