Skip to content

Mẹo chọn font và thiết kế chữ cắt CNC để có thành phẩm đẹp mắt

Cắt chữ CNC đang trở thành một xu hướng phổ biến trong lĩnh vực trang trí nội thất, quảng cáo,... nhờ vào độ chính xác và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để đạt được thành phẩm ưng ý, cần chú trọng vào việc lựa chọn font chữ và thiết kế hợp lý. Các yếu tố như độ dày của đường nét, kiểu chữ không quá phức tạp và khoảng cách giữa các chi tiết đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm cuối cùng rõ ràng và thu hút. 

CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) – là công nghệ cắt tự động dưới sự điều khiển của phần mềm máy tính, di chuyển theo chuỗi lệnh được chỉ định để cắt theo bản thiết kế sẵn. Lựa chọn font chữ cẩn thận ngay từ bước thiết kế giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng có tính thẩm mỹ cao và các chi tiết được cắt chính xác gọn gàng, tránh những sự cố trong quá trình gia công.

Mẹo chọn font chữ cho cắt CNC hiệu quả

Xem xét cắt chữ trên loại vật liệu nào?

Khi lựa chọn font chữ cho việc cắt CNC, điều quan trọng là phải cân nhắc kỹ lưỡng về loại vật liệu bạn sử dụng. Dù là chữ gỗ cắt CNC, biển chữ nổi inox hay đồng, mỗi loại vật liệu có đặc tính riêng biệt về độ cứng, độ dẻo, độ phản xạ nhiệt và độ bền. Bạn nên trao đổi trước với các công ty gia công cắt chữ để được tư vấn rõ hơn. 

Vật liệu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cách bạn thiết kế và tùy chỉnh chữ cái. Ví dụ, chữ gỗ cắt CNC có thể yêu cầu các nét chữ có độ dày tối thiểu cao hơn so với chữ inox hoặc đồng. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ yêu cầu và đặc tính của từng loại vật liệu để đạt được kết quả tối ưu và đảm bảo chữ cái được cắt chính xác và đẹp mắt.

Biển chữ nổi inox cắt CNC
Biển chữ nổi inox cắt CNC

Chọn font chữ càng đậm càng tốt

Vấn đề phổ biến nhất với các font chữ thông dụng hiện nay là các nét chữ thường quá mỏng để cắt CNC hiệu quả. Các nét thanh mảnh có thể đứt gãy trong quá trình gia công vì bị ảnh hưởng bởi lưỡi cắt của máy CNC. Ngoài ra, các vùng rỗng đóng kín bên trong ký tự (ví dụ chữ “B") cũng dễ bị biến dạng và khó cắt nếu các cạnh bao quanh chúng quá mỏng.

Cách tốt nhất để tránh những vấn đề này là chọn một font chữ đậm. Font chữ đậm giúp đảm bảo rằng tất cả các chi tiết và đường nét trong thiết kế của bạn đủ lớn để được cắt chính xác. Thông thường, độ rộng các nét chữ cần lớn hơn 50% độ dày của vật liệu và không bao giờ nhỏ hơn 0,015 inch. 

Chọn font chữ đậm để cắt CNC dễ hơn
Chọn font chữ đậm để cắt CNC dễ hơn

Tránh sử dụng các font viết tay

Font chữ viết tay thường không phù hợp cho cắt CNC vì nhiều lý do:

  • Thứ nhất, các font này có rất nhiều đường nét uốn lượn và độ thanh đậm thay đổi liên tục để tạo cảm giác viết tay tự nhiên. Khi số lượng các nét cong quá nhiều, máy cắt CNC sẽ gặp khó khăn trong việc đổi hướng cắt liên tục. Điều này vừa làm tăng thời gian cắt, vừa dẫn đến khả năng đường cắt sẽ không đều, xuất hiện những đoạn gãy khúc, làm giảm chất lượng sản phẩm cuối cùng. 
  • Thứ hai, các font viết tay thường có những nét quá mỏng, quá tinh tế để máy có thể cắt chính xác, đặc biệt đối với các font chữ viết tay kiểu chữ nghiêng hoặc thư pháp.

Do đó, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình cắt chữ CNC, nên sử dụng các font chữ có thiết kế đơn giản hơn với các nét chữ có độ rộng đều nhau và ít nét cong uốn lượn phức tạp. Những font chữ này sẽ dễ dàng được máy tính xử lý và tạo ra đường cắt mịn màng, đẹp mắt.

Điều chỉnh khoảng cách giữa các chữ cái

Một yếu tố thường bị bỏ qua trong thiết kế chữ cắt CNC là khoảng cách giữa các chữ cái. Khoảng cách quá hẹp giữa các chữ cái có thể làm cho văn bản trông mất thẩm mỹ và khó đọc, đồng thời khiến máy cắt gặp khó khăn trong việc xử lý chính xác. Cách dễ nhất để điều chỉnh khoảng cách là dùng công cụ Spacing/Kerning trong phần mềm thiết kế, nhưng cách này chỉ có thể giãn cách các kí tự đều nhau, không cho phép bạn tùy chỉnh khoảng cách đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao hơn, chẳng hạn như biển hiệu công ty có chứa logo. 

Để có thể tùy chỉnh khoảng cách xa gần tùy ý, bạn nên chuyển đổi định dạng từ văn bản (text) thành các đường viền (outline) hoặc hình dạng (shape) trong phần mềm thiết kế trước khi điều chỉnh khoảng cách. Sau khi văn bản được chuyển đổi, mỗi chữ cái có thể được điều chỉnh như một đối tượng riêng biệt. Bạn có thể kiểm soát khoảng cách bằng cách di chuyển từng đối tượng độc lập, tạo ra khoảng cách giữa các chữ cái sao cho phù hợp với thiết kế mong muốn và yêu cầu gia công. 

Điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự
Điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự

Thêm “cầu nối” cho các chi tiết bên trong chữ cái

Một trong những điểm lưu ý quan trọng nhất của việc cắt chữ CNC là thêm cầu nối để đảm bảo các chi tiết bên trong chữ cái không bị mất trong quá trình gia công. Các chữ như A, B, D, O, P, Q, R thường có các vùng rỗng kín bên trong khiến máy khó có thể cắt bỏ nếu không có cầu nối. Một số font chữ stencil thường có thiết kế đặc biệt với các đoạn cắt hoặc khoảng trống cố ý để ký tự không hoàn toàn đóng kín. Tuy nhiên, không phải lúc nào các loại font này cũng đủ chắc chắn cho quá trình gia công, vì vậy bạn cần thêm cầu nối thủ công để đảm bảo độ bền của sản phẩm.

cac_chu_co_vung_rong_kin.jpg (81 KB)

Font chữ Stencil có "cầu nối" trong các ký tự
Font chữ Stencil có "cầu nối" trong các ký tự

Gợi ý một số font chữ phù hợp cho cắt CNC

Dù bạn chọn font chữ nào, hầu hết các thiết kế đều phải tùy chỉnh một số chi tiết trước khi cắt chữ để quá trình diễn ra suôn sẻ hơn. Danh sách dưới đây gồm 10 font chữ thân thiện với việc cắt chữ gỗ CNC hoặc vật liệu khác và có thể dễ dàng điều chỉnh mà không làm mất đi tính thẩm mỹ.

Một số font chữ phù hợp cho cắt CNC
Một số font chữ phù hợp cho cắt CNC
  1. Stencil: Stencil là lựa chọn hoàn hảo cho cắt CNC nhờ vào đặc điểm thiết kế có các nét rời rạc. Các khoảng trống trong các chữ cái của Stencil giúp quá trình cắt diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn. Ngoài ra, font chữ này phù hợp với nhiều loại vật liệu.
  2. Arial Black: Arial Black là một font chữ không chân đậm, dễ dàng thêm cầu nối để đạt kết quả cắt CNC tốt hơn. Với các nét chữ đều nhau, font này là một trong những lựa chọn không tùy chỉnh tốt nhất cho việc cắt CNC với nhiều độ dày vật liệu khác nhau.
  3. Helvetica: Font chữ này nổi tiếng với độ dễ đọc và tính linh hoạt. Helvetica có nhiều biến thể về độ đậm nhạt, nghiêng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn kiểu chữ phù hợp với thiết kế của mình. Ngoài ra, Helvetica cũng có khoảng cách giữa các chữ khá rộng, thuận tiện cho quá trình cắt CNC.
  4. Sarina: Nếu bạn cần một font chữ kiểu mềm mại, tốt nhất là chọn Sarina vì nó có thể dễ dàng thêm phần nối mà không làm giảm tính thẩm mỹ. Với các font chữ kiểu mềm mại, điều quan trọng là nét chữ phải dày và đều.
  5. Impact: Impact là một trong những font chữ không chân tốt nhất cho việc cắt CNC vì nó đậm và đều về độ dày của nét chữ. Font này rất phù hợp cho các thiết kế yêu cầu độ bền cao và khả năng nhận diện tốt từ khoảng cách xa. 
  6. Bree Serif: Nếu bạn cần một font chữ có chân cho thiết kế cắt chữ của mình thì nét chân của font cần đủ dày để không bị mất trong quá trình cắt CNC. Bree Serif là một lựa chọn tốt cho font chữ có chân phù hợp với việc cắt CNC.
  7. Lexend Semi-Bold: Khoảng cách rộng giữa các chữ cái trong Lexend cung cấp đủ không gian cho các lưỡi cắt, đồng thời giữ được độ dày nét chữ đều.
  8. Phudu: Phudu là một font không chân, nét đậm rất thích hợp để cắt CNC. Tuy được lấy cảm hứng từ bảng quảng cáo chữ viết tay của Việt Nam ngày xưa nhưng font cũng được cải tiến cho phù hợp với phong cách hiện đại mà vẫn có hồn Việt. Kiểu chữ này được đặt trên là Phudu (phục dựng) - "phục hưng" trong tiếng Việt, có nghĩa là vượt thời gian (hoàn toàn trái ngược với tên khi đọc lên là "phù du").
  9. Verdana: Verdana kết hợp khoảng cách chữ cái của Lexend và sự đậm đà của Arial trong một font chữ mạnh mẽ, thân thiện với máy cắt CNC.
  10. Barlow Condensed: Barlow Condensed là một font chữ có độ rộng các chữ nhỏ hơn nhưng đường nét vẫn dày đều, giúp tối ưu hóa không gian sử dụng mà không làm giảm khả năng nhận diện của các chữ. Font này thường được sử dụng khi cần khi cần truyền đạt nhiều thông tin trong một diện tích nhỏ mà vẫn muốn giữ chữ rõ ràng và dễ đọc.

Hầu hết các font chữ trên đều có thể tìm thấy phiên bản Việt hóa trên Internet. Nếu một font chữ bạn chọn không hỗ trợ tiếng Việt, bạn có thể tự thêm dấu thanh bằng cách tự vẽ hoặc tìm kí tự đặc biệt tương tự (ví dụ như ~, `, ^...) để hoàn thiện nội dung thiết kế của mình.

5/5 (1 bầu chọn)